Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Dưa chuột có chứa nhiều thuốc trừ sâu

"Cách 2-3 ngày lại phun thuốc một lần. Trước khi hái xuống đem bán còn phun thêm một loại thuốc để quả đẹp mã. Ruộng dưa nào trồng để bán thì người trồng không bao giờ hái về để nhà ăn”, bác Nhường - một người chuyên trồng dưa chuột tiết lộ. 
duachuot
Dưa chuột là loại rau quả được "tắm" thuốc trừ sâu nhiều hơn cả...tưới nước?

Dưa chuột "ngậm" thuốc trừ sâu, kích thích


Cùng với đậu đũa, dưa chuột là một trong những loại rau của được liệt vào danh sách tồn dư hóa chất độc hại rất lớn.

Mặc cho các cơ quan chức năng, các phương tiện truyền thông đưa ra khuyến cáo về tính độc hại đối với sức khỏe của việc dùng hóa chất khi nuôi trồng các loại rau củ, quả,… nhưng vì lợi nhuận trước mắt đa số người trồng dưa chuột phớt lờ khuyến cáo này.
"Còn muốn dưa chuột nuột, quả căng mọng thì đơn giản, chỉ cần phun thuốc “tăng phọt” vào dưa trước khi hái khoảng 1 đêm, sang hôm sau quả sẽ đẹp ngay", vừa nói bác Nhường vừa đưa cho PV một gói thuốc nhỏ hơn gói dầu gội đầu, vỏ bao bì chi chít chữ Trung Quốc, không hề có một dòng chỉ dẫn nào bằng tiếng Việt.

“Ngoài thuốc trừ sâu thì loại thuốc kích thích tăng trưởng này hầu như người trồng dưa chuột nào cũng dùng. Loại thuốc kích thích này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng chuyên bán thuốc bảo vệ thực vật. Giá khoảng 9000-1000 đồng/ gói. Người mua hầu hết ưa hình thức nên phải dùng loại này để bắt mắt”, bác Nhường tiết lộ thêm.

Khi PV thắc mắc: Có những người bán dưa chuột vừa ngồi bán vừa cầm quả dưa không gọt vỏ “vô tư” ăn để chứng thực dưa của mình là dưa sạch, không phun thuốc trừ sâu, hành động của họ liệu có đáng tin, hay chỉ là một cách “câu khách”, và chẳng nhẽ để “câu khách” họ sẵn sàng “đùa” với sức khỏe của mình?. thì nhận được câu trả lời: “Đó là hành động “đánh lận con đen” đấy. 

Trong giỏ của người bán luôn có một gói dưa khác, là loại dưa chuyên trồng để nhà ăn hoặc để “làm hàng”. Loại dưa này họ không sử dụng một loại thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc tăng trưởng nào. Là loại rau quả sạch. Nếu quả dưa này được để chung với loại dưa bày bán thì người bán sẽ “đánh dấu” để chọn đúng quả đó cầm ăn. Dưa bán ngoài chợ đa phần là dưa có phun thuốc”, bác Nhường cho biết.

Thuốc có nguồn gốc Trung Quốc?

PV đem gói thuốc mà bác Nhường cung cấp đến hỏi một cán bộ làm việc tại Viện Nghiên cứu Rau quả trực thuộc Đại học Nông Nghiệp I thì được vị này cho biết: Đây là thuốc GA3. Tên khoa học của nó là Giberellin.

Từ trước đến nay, loại thuốc này có nhiều khả năng trong việc kích thích tăng trưởng cây, lá phát triển nhanh... .

Hiện một số cửa hàng có bán thuốc GA3. Nhưng theo quy định, thuốc bán phải có thông tin bằng tiếng Việt. Việc bán thuốc toàn bằng tiếng Trung Quốc có thể là nhập lậu, theo đường tiểu ngạch nên khó kiểm soát độ an toàn.

Theo thông tin trên nhãn thuốc cho thấy, độ tinh khiết chỉ 75%. Điều này đồng nghĩa thuốc còn nhiều chất phụ gia trong quá trình sản xuất.

Nếu ăn dưa chuột có phun thuốc trừ sâu và thuốc "tăng phọt" không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.

Vì vậy để tránh ngộ độc, người tiêu dùng nên lựa chọn dưa chuột được chứng nhận là loại rau củ sạch, bán trong các cửa hàng rau sạch hoặc các siêu thị lớn.

Người trồng vì lợi nhuận mà bất chấp thủ đoạn, người mua dù biết độc hại nhưng vẫn vô tư sử dụng. Có lẽ chính sự “vô tư” của người mua phần nào tiếp tay cho hành động xấu của người cung cấp.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Sai lầm khi chăm sóc bé

Trẻ em ốm đau là chuyện “hàng ngày”, tuy nhiên, vì không có kinh nghiệm, nhiều bà mẹ luống cuống trong chăm sóc con, chăm sai khiến bệnh tình của trẻ càng nặng hơn.

Ủ ấm khi con sốt
Ủ ấm khi con sốt
Đây là sai lầm phổ biến của các bà mẹ khi thấy trẻ sốt. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi T.Ư về việc xử lý khi con sốt được công bố tại Hội nghị điều dưỡng nhi khoa lần thứ 9 mới đây, thì có quá một nửa bà mẹ mắc sai lầm khi chăm bé sốt.
Cụ thể, chỉ có 37% bà mẹ có kiến thức đúng, 21% có hành vi đúng. Còn lại, đến hơn 23% các bà mẹ mặc thêm quần áo ấm cho con khi bị sốt, thậm chí vẫn có người chườm đá, lạnh. Việc chườm đá, lạnh chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm, còn thực tế, nó sẽ gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài hơn, gây sốt cao hơn. Đặc biệt nhiều người chỉ sờ thấy con ấm đã vội vàng cho uống thuốc hạ sốt mà không cặp nhiệt độ. Hơn 9% bà mẹ cho rằng 38,5 độ mới là sốt, nhưng có bà mẹ khi sờ đầu con hơi âm ấm và cho là sốt, mua thuốc về uống.
“Thân nhiệt trẻ đang tăng cao, phải mặc thoáng mát thì mới hạ được sốt thì nhiều bà mẹ lại ủ ấm cho con khiến thân nhiệt càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật”, PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó giám đốc BV Nhi TƯ nói.
Cũng theo TS Hải, tâm lý các bà mẹ, sờ đầu thấy con sốt là lại sợ, lo lắng. “Thôi chết, lại ốm rồi” và nhanh chóng hạ sốt cho trẻ, dù có lúc trẻ chưa sốt đến mức phải dùng thuốc. “Sốt là phản ứng của cơ thể trước một nguyên nhân gây bệnh. Khi sốt, các hoạt động chuyển hóa của cơ thể tăng lên, huy động hệ thống bảo vệ cơ thể. Trong khi nhiệt độ cơ thể trẻ đang lên cao, người lớn can thiệp hạ sốt nhanh thì khả năng bảo vệ, huy động nguồn lực của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh sẽ bị kém đi và không có lợi cho trẻ”, TS Hải giải thích thêm.
Không ít trường hợp đưa con tới viện khám bởi lý do sốt, bác sĩ hỏi sốt bao nhiêu độ, tần suất sốt bao tiếng/lần, sốt cao nhất là bao nhiêu độ, nhiều mẹ chỉ nhớ là sốt trên 38 độ C là đã cho hạ sốt. Trong khi đó, đặc tính của sốt cũng rất quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh, xem bé sốt vi rút hay vì lý do gì đó.
Trong nghiên cứu của BV Nhi TƯ, đa số các bà mẹ được phỏng vấn hiểu sai về định nghĩa sốt. Có những người không cặp nhiệt độ cho con mà chỉ khẳng định sốt qua cảm giác, cho rằng "sờ thấy ấm là sốt". Có người lại cho rằng nhiệt độ 37 mới là sốt. Thậm chí vẫn hơn 9% chị em cho rằng nhiệt độ 38,5 mới là sốt.
Trong khi đó sốt là tình trạng tăng nhiệt nhiệt độ của cơ thể trên mức giới hạn bình thường. Trẻ được định nghĩa là sốt khi thân nhiệt ở miệng là từ 37,5 độ C trở lên, ở nách là 37,2 độ C.
TS Hải cho biết, xử lý đúng khi trẻ sốt, đó là cởi bớt quần áo, mặc đồ thoáng, ở nơi thoáng nhưng tránh gió lùa. Khi trẻ sốt nhẹ, 37,5-38,5 độ C thì chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà cần cho bé uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn.
Cho trẻ ăn không căn cứ vào nhu cầu của trẻ
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, nhiều mẹ ôm con đến viện chỉ bởi nguyên nhân bé trớ nhiều. Khi bác sĩ hỏi ra thì mới biết, nguyên nhân trớ là do ép trẻ ăn no quá.
“Nhiều bà mẹ hiểu nhầm về lời khuyên cho trẻ ăn theo nhu cầu. Nhu cầu ở đây là nhu cầu ăn của trẻ, dựa trên căn cứ khoa học chứ không thể theo nhu cầu bừa bãi của các bà mẹ. Nhiều bà mẹ con vừa bú xong 5 - 10 phút, đặt con xuống bé khóc “oe oe” lại lôi ti ra cho bú để bé nín. Ăn nhiều khiến bé trớ, kéo theo hàng loạt nguy cơ ho, sặc sữa, viêm đường hô hấp mũi, họng vì sặc…”, TS Dũng nói.
Vì thế, cần lưu ý cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ, 2 - 3 tiếng ăn một lần, không ăn theo bữa lắt nhắt vừa khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn vì bụng luôn ở trạng thái lưng lửng, vừa giảm nguy cơ nôn trớ do ăn quá no ở trẻ.
Tùy tiện dùng thuốc
Cũng theo nghiên cứu này của BV Nhi trung ương thì có tới 44% bà mẹ tự mua thuốc cho con uống mà không cần kê đơn của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định là rất nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, đây là một sai lầm rất đáng trách của các bà mẹ. “Việc tự chữa cho con, chữa theo đơn của bé khác… khiến nhiều trẻ bị biến chứng nặng là viêm phổi, viêm tiểu phế quản do vi rút rất nặng. Những bé này thời gian điều trị sẽ lâu hơn, tốn kém hơn do phải dùng các loại thuốc đắt tiền hơn”, TS Dũng nói.
TS Dũng cho biết thêm, tình trạng tự làm bác sĩ của các bà mẹ ngày càng phổ biến. Họ lý giải, đưa con đi khám, thấy bác sĩ nghe nghe, nhòm vào miệng con thế là xong, kê đơn cũng chẳng có gì đặc biệt, sốt vi rút thì không dùng kháng sinh, mà nhiễm khuẩn thì vẫn kê các loại kháng sinh thông thường nên lần sau, họ tự biến mình thành bác sĩ.
Theo TS Dũng, để người bác sĩ khám phân phân biệt vi-rút hay vi khuẩn đã khó huống hồ chỉ định kháng sinh. Dùng kháng sinh gì, liều bao nhiêu, cho thời gian bao lâu… là cả một nghệ thuật, trình độ của bác sĩ. Không học, cứ hồn nhiên cho con dùng thuốc tưởng là giỏi, là tiết kiệm, không mất thời gian, không phải đưa con đến viện là một sai lầm. Từ những viêm nhiễm thông thường đường hô hấp trên có thể biến chứng viêm phổi, điều trị tốn kém, lâu dài, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Thuốc lá làm suy giảm nồng độ vitamin D

Một nghiên cứu mới đây cho thấy nồng độ vitamin D giảm có thể khiến những người hút thuốc mắc bệnh ung thư liên quan tới thuốc lá. .

  Thuốc lá làm suy giảm nồng độ vitamin D trong cơ thể
Trong nghiên cứu này, Afzal et al. đã đo nồng độ vitamin D trong huyết tương từ các mẫu máu thu thập được từ năm 1981-1983 của 10.000 người dân Đan Mạch. Các nhà nghiên cứu sau đó đã theo dõi những người này trong khoảng thời gian lên tới 28 năm thông qua Trung tâm Ung thư Đan Mạch. Trong số này có 1.081 người đã mắc một căn bệnh ung thư liên quan tới thuốc lá.

Các nhà nghiên cứu xác định rằng nồng độ vitamin D trung bình ở những người này chỉ là 14,8 ng/mL so với nồng độ trung bình 16,4 ng/mL của tất cả những người được theo dõi.

Những kết quả này lần đầu tiên cho thấy rằng nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan tới thuốc lá có liên quan với nồng độ vitamin D thấp. Những dữ liệu cũng chỉ ra rằng các hóa chất trong khói thuốc có thể ảnh hưởng tới chức năng và sự trao đổi chất của vitamin D. Ngược lại, vitamin D cũng có thể thay đổi tác nhân gây ung thư của các hóa chất trong khói thuốc.

Nếu nghiên cứu sâu hơn xác nhận điều này, nó sẽ phù hợp với những nghiên cứu trước đây chứng minh các tác dụng chống lại ung thư của các dẫn xuất vitamin D cũng như mối tương quan của sự thiếu hụt vitamin D với những nguy cơ mắc bệnh ung thư và tăng khả năng bị ảnh hưởng bởi những chất gây ung thư có trong khói thuốc lá. Tuy nhiên, điều thú vị là nồng độ vitamin D thấp không liên quan tới nguy cơ mắc các loại ung thư không liên quan với thuốc lá.

Trong nghiên cứu, bác sĩ, Tiến sĩ Y học Børge G. Nordestgaard nói rằng: “Những phân tích của chúng tôi cho thấy mối liên quan giữa nồng độ thấp của vitamin D trong huyết tương với nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư có liên quan tới thuốc lá. Điều này rất quan trọng đối với các nghiên cứu trong tương lai về mối liên quan giữa nồng độ vitamin D trong huyết tương với nguy cơ mắc bệnh ung thư”.

Nghiên cứu này được đăng trực tuyến trên Tạp chí Clinical Chemistry của Hiệp hội Hóa học lâm sàng Mỹ.
Chỉ riêng tại Mỹ, hàng năm số ca tử vong vì các vấn đề liên quan tới hút thuốc lá nhiều hơn so với HIV, các loại ma túy, rượu, tai nạn mô tô, tự tử và giết người cộng lại. Đây là nguyên nhân chính cho ít nhất 30% tất cả số ca tử vong do ung thư.

Hút thuốc có thể dẫn tới việc mắc nhiều loại ung thư như ung thư bàng quang, cổ tử cung, thực quản, đầu và cổ, thận, gan, phổi, tuyến tụy, dạ dày cũng như ung thư bạch cầu myeloid. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, chi phí chăm sóc sức khỏe và những tổn thất năng suất do hút thuốc lá gây ra đối với nền kinh tế xấp xỉ 193 tỉ đô la/năm.

Hùng Cường
Theo sciencedayily

Thực phẩm cho đầu óc luôn tỉnh táo

Công việc bận rộn, thiếu ngủ làm bạn luôn rơi vào trạng thái “mơ màng”, mệt mỏi. Để cải thiện tình hình, hãy tăng cường ăn các thực phẩm sau:

Chuối
Thực phẩm cho đầu óc luôn tỉnh táo

 
Chuối được coi là thực phẩm vàng đối với sức khoẻ cơ thể bởi ngoài việc cung cấp chất xơ và các nguyên tố vi lượng dồi dào, loại quả này còn chứa thành phần trytophan, dễ dàng chuyển hóa sang serotonin, và kích thích não bộ sản não sinh ra 5-hydroxy tryptamine, chất tạo cảm giác thư thái, hưng phấn, làm tinh thần luôn vui vẻ thoải mái.

Cá ngừ

Ngoài protein, hàm lượng tyrosine dồi dào trong cá ngừ là chất xúc tác cực kỳ hiệu quả giúp cơ thể sản xuất ra các chất dẫn truyền thần kinh não bộ, từ đó tăng cường khả năng tập trung suy nghĩ.

Cá ngừ còn là nguồn cung cấp omega-3. Omega-3 đặc biệt cần thiết cho hệ thần kinh, giúp tổng hợp myelin, vỏ bọc xung quanh dây thần kinh, giúp đầu óc luôn tình táo. Đồng thời, ăn cá ngừ thường xuyên có thể giảm thiểu một số khuyết tật liên quan đến não như trầm cảm, không tập trung, thiểu năng trí tuệ…

Yến mạch

Là một trong những loại ngũ cốc giàu chất xơ, ăn yến mạch vào bữa sáng là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn. Hàm lượng chất xơ cao sẽ làm chậm lại quá trình tiêu hoá thức ăn cũng như tốc độ giải phóng năng lượng khiến lượng đường trong máu luôn duy trì ổn định.

Cơ thể tràn đầy năng lượng khiến bạn luôn cảm thấy đầu óc tỉnh táo, minh mẫn.
 
Dâu tây
Thực phẩm cho đầu óc luôn tỉnh táo
Dâu tây cung cấp một lượng lớn vitamin C cho cơ thể. Không những giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin C còn giúp cơ thể hấp thu chất sắt, nuôi dưỡng các tế bào máu để tăng cường lưu thông máu cho não bộ. Đồng thời, loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hoá, có tác dụng cải thiện chức năng não và tăng cường trí nhớ.
 
Khi mệt mỏi, hãy ăn một vài quả dâu tây, bạn sẽ thấy đầu óc thư giãn trở lại.

Các loại đậu

Sắt là khoáng chất đặc biệt quan trọng giúp cho não bộ khoẻ mạnh vì khi thiếu sắt, cơ thể dễ bị thiếu máu khiến đầu óc kém minh mẫn, dễ bị chóng mặt.

Đậu xanh, đậu tương, đậu đen… là các thực phẩm giầu chất sắt sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề thiếu sắt trong cơ thể.

Rau bina

Rau bina là một nguồn thực phẩm giàu axit folic - dưỡng chất quan trọng bảo vệ con người chống lại bệnh Alzheimer. Rau bina cũng chứa một số chất chống oxy hóa quan trọng khác và một lượng lớn chất diệp lục có hiệu quả kiện não ích trí.

Sữa chua

Một cốc sữa chua mỗi ngày cung cấp cho cơ thể hàm lượng cao các chất như protein, can-xi, và các axit amino cần thiết cho não bộ.

Người già uống sữa chua tách béo thường xuyên còn giúp giảm thiểu nguy cơ tắc mạch máu não.

Can-xi trong sữa rất dễ được cơ thể hấp thụ và là chất không thể thiếu cho quá trình trao đổi chất của não bộ. Ngoài ra, trong sữa chua còn có những nguyên tố rất có lợi cho các tế bào thần kinh như vitamin B1…

Chữa ung thư tiền liệt tuyến bằng cà chua?

Dù đã 85 tuổi nhưng NGƯT Châu An (H3 - 413 Chung cư Chu Văn An, phường 26 quận Bình Thạnh, TP HCM) còn khoẻ, tóc chưa bạc hết, răng chưa rụng cái nào, hằng ngày ông vẫn viết, vẫn đọc... Bí quyết sống khoẻ của ông là sống khoa học và hạn chế dùng thuốc Tây. Ông chia sẻ:
Để sống khoẻ, tôi đã thực hiện theo quan điểm khoa học: Khoẻ với đủ 3 nội dung như khoẻ về thể chất, tinh thần và tâm lý. Tôi đề ra nguyên tắc là hạn chế dùng thuốc Tây vì thuốc Tây phần lớn gây nên phản ứng phụ, chữa khỏi bệnh này lại sinh bệnh khác. Tôi đã tìm các tài liệu tự chữa bệnh và chữa được nhiều bệnh cho mình.
NSUT Châu An.
NSƯT Châu An.
Chẳng hạn, tài liệu phòng và giảm bệnh ung thư tiền liệt tuyến trên Báo. Tôi đã ăn thử cà chua nấu chín trong hai tuần bằng cách sáng tôi thái dọc 2 quả cà chua chín vào xoong, cùng với 300ml nước và một chút bột nêm ăn cùng mỳ. Mỗi tuần 3 lần tôi ăn trong hơn 1 năm, bệnh tiền liệt tuyến đã rời khỏi người tôi.
Ngoài ra, tôi thường xuyên bị tiểu đêm (mỗi đêm 3 - 4 lần) rất phiền phức, mất ngủ và ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tôi đã thực hiện tắm bằng nước nóng theo cách: Tắm xoa mạnh đầu tóc nhiều lần rồi dùng khăn vải khô xát lên nhiều lần, sấy tóc cho khô sau đó tắm đến hai tay, ngực, bụng lưng rồi đến hai chân, thực hiện xoa xát theo chiều kim đồng hồ 5 lần ở mỗi vị trí trước khi đi ngủ khoảng 10 - 30 phút, nhờ đó tôi chỉ còn đi tiểu 1 lần trong đêm, ngủ một giấc đến sáng. Tôi đã phổ biến cách chữa bệnh này cho hơn chục người đạt kết quả tốt.
Rèn luyện sức khoẻ phải theo đúng khoa học và để làm điều đó, trong 8 năm liền tôi đã mua các loại báo, nhất là Báo KH&ĐS để làm theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế, bác sĩ để rèn luyện sức khoẻ đạt kết quả tốt. Tôi thường xuyên tập bài "Năm cách thức cải lão hoàn đồng" trong sách "Suối nguồn tươi trẻ". Mục đích của bài tập là rèn luyện sức khoẻ toàn diện.
Tôi luyện thường xuyên sáng hoặc chiều, mỗi thứ 21 lần, tập đúng cách. Tôi tin tưởng tuyệt đối vào kết quả tập. Khi tập tự kỷ ám thị bằng câu nói thầm trong đầu nhiều lần: Tôi trẻ hơn, khoẻ hơn (vì ý nghĩ sản sinh ra năng lượng giúp người tập đạt kết quả nhanh chóng, bền vững). Nhờ tập luyện từ năm 2002 đến nay, hai bệnh khớp gối và tiền liệt tuyến đã giảm, bệnh huyết áp thấp chấm dứt. Tập thường xuyên thấy người khoẻ ra, làm việc lâu mệt.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng hay trứng gà cao hơn?

Tinh bột nghệ không phải là bột nghệ nghiền cả củ như ta vẫn nghĩ. Nó chính là tinh chất cao cấp được tinh chế từ củ nghệ vàng...

Hỏi: Tinh bột nghệ có phải là nghệ nghiền lấy nước không? Tác dụng của tinh bột nghệ như thế nào?

Nguyễn Thị Mận (Quảng Ninh).

Ảnh minh họaĐại tá, BS Hoàng Văn Sỹ, Phó Giám đốc Viện Y học Cổ truyền Quân đội trả lời: Tinh bột nghệ không phải là bột nghệ nghiền cả củ như ta vẫn nghĩ. Nó chính là tinh chất cao cấp được tinh chế từ củ nghệ vàng và chứa hoạt chất chính là curcumin. Đây là chất đã được Bộ Y tế kiểm định và xác nhận đạt trình độ tinh khiết trên 92%, vượt mức yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế (90%).

 100kg củ nghệ chỉ chiết xuất được 1,5 - 2,5kg tinh bột nghệ, chọn củ nghệ vào tháng 1 và tháng 2 có chứa nhiều curcumin. Curcumin là chất hủy diệt ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế hủy diệt từng bước các tế bào ác tính. Chúng giúp vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới trong khi đó, các tế bào lành tính không ảnh hưởng...

 Curcumin hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân viêm gan, yếu gan, xơ gan cổ chướng. Tinh bột nghệ đen có tác dụng chữa các bệnh về đường ruột, dạ dày, đại tràng rất tốt.

Cách dùng: Lấy 1 - 2 thìa cà phê tinh bột nghệ hòa tan vào một cốc khoảng 100ml nước lọc, nước cam hoặc nước chanh, nước đường, sữa hoặc mật ong rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần trước hoặc sau bữa ăn đều được, dùng trong vòng 4 - 6 tháng sẽ có tác dụng.

Ngày thầy thuốc việt nam 27/02/2013

Tinh bột nghệ không phải là bột nghệ nghiền cả củ như ta vẫn nghĩ. Nó chính là tinh chất cao cấp được tinh chế từ củ nghệ vàng...

Hỏi: Tinh bột nghệ có phải là nghệ nghiền lấy nước không? Tác dụng của tinh bột nghệ như thế nào?

Nguyễn Thị Mận (Quảng Ninh).



Ảnh minh họaĐại tá, BS Hoàng Văn Sỹ, Phó Giám đốc Viện Y học Cổ truyền Quân đội trả lời: Tinh bột nghệ không phải là bột nghệ nghiền cả củ như ta vẫn nghĩ. Nó chính là tinh chất cao cấp được tinh chế từ củ nghệ vàng và chứa hoạt chất chính là curcumin. Đây là chất đã được Bộ Y tế kiểm định và xác nhận đạt trình độ tinh khiết trên 92%, vượt mức yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế (90%).

 100kg củ nghệ chỉ chiết xuất được 1,5 - 2,5kg tinh bột nghệ, chọn củ nghệ vào tháng 1 và tháng 2 có chứa nhiều curcumin. Curcumin là chất hủy diệt ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế hủy diệt từng bước các tế bào ác tính. Chúng giúp vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới trong khi đó, các tế bào lành tính không ảnh hưởng...

 Curcumin hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân viêm gan, yếu gan, xơ gan cổ chướng. Tinh bột nghệ đen có tác dụng chữa các bệnh về đường ruột, dạ dày, đại tràng rất tốt.

Cách dùng: Lấy 1 - 2 thìa cà phê tinh bột nghệ hòa tan vào một cốc khoảng 100ml nước lọc, nước cam hoặc nước chanh, nước đường, sữa hoặc mật ong rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần trước hoặc sau bữa ăn đều được, dùng trong vòng 4 - 6 tháng sẽ có tác dụng.

Nghệ vàng và tác dụng của nó

Tinh bột nghệ không phải là bột nghệ nghiền cả củ như ta vẫn nghĩ. Nó chính là tinh chất cao cấp được tinh chế từ củ nghệ vàng...

Hỏi: Tinh bột nghệ có phải là nghệ nghiền lấy nước không? Tác dụng của tinh bột nghệ như thế nào?

Nguyễn Thị Mận (Quảng Ninh).

Ảnh minh họaĐại tá, BS Hoàng Văn Sỹ, Phó Giám đốc Viện Y học Cổ truyền Quân đội trả lời: Tinh bột nghệ không phải là bột nghệ nghiền cả củ như ta vẫn nghĩ. Nó chính là tinh chất cao cấp được tinh chế từ củ nghệ vàng và chứa hoạt chất chính là curcumin. Đây là chất đã được Bộ Y tế kiểm định và xác nhận đạt trình độ tinh khiết trên 92%, vượt mức yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế (90%).

 100kg củ nghệ chỉ chiết xuất được 1,5 - 2,5kg tinh bột nghệ, chọn củ nghệ vào tháng 1 và tháng 2 có chứa nhiều curcumin. Curcumin là chất hủy diệt ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế hủy diệt từng bước các tế bào ác tính. Chúng giúp vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới trong khi đó, các tế bào lành tính không ảnh hưởng...

 Curcumin hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân viêm gan, yếu gan, xơ gan cổ chướng. Tinh bột nghệ đen có tác dụng chữa các bệnh về đường ruột, dạ dày, đại tràng rất tốt.

Cách dùng: Lấy 1 - 2 thìa cà phê tinh bột nghệ hòa tan vào một cốc khoảng 100ml nước lọc, nước cam hoặc nước chanh, nước đường, sữa hoặc mật ong rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần trước hoặc sau bữa ăn đều được, dùng trong vòng 4 - 6 tháng sẽ có tác dụng.

Bệnh phế quản và bệnh phổi

BỆNH PHẾ QUẢN HOẶC BỆNH PHỔI KÉO DÀI
Một số bệnh phế quản hoặc bệnh phổi kéo dài cũng có thể đưa đến suy tim. Dạng suy tim này, người ta gọi là bệnh tim phổi mạn.
1. Viêm phế quản mạn
Người bệnh ho kéo dài hàng tháng, hàng năm: ho có đờm, ít hoặc nhiều nhưng bao giờ cũng có. Cũng có khi ho thành từng đợt vài tuần lễ, có khi ho quanh năm, sốt khi có khi không. Theo qui định nếu ho quá ba tháng mỗi năm, và trong hai năm liền thì được coi là viêm phế quản mạn.
Trong bệnh này, các phế quản có nhiệm vụ dẫn không khí vào phổi bị dày lên, lòng hẹp lại, làm cho thông khí khó khăn. Khí thải CO2 bị tích lại trong các phế nang gây phản xạ co các động mạch phổi. Từ đó, áp lực trong động mạch phổi (tức là tiểu tuần hoàn) tăng lên, tâm thất phải bắt buộc phải làm việc quá sức và bị suy, khi áp lực trong động mạch chủ (đại tuần hoàn) tăng lên thì tâm thất trái bị “quá tải”. Trường hợp này, tâm thất phải bị suy trước, sau đó kéo theo cả suy tâm thất trái, thành suy tim toàn bộ.
2. Hen phế quản
Hen phế quản cũng hay đưa đến suy tim: trong cơn hen, các phế quản nhỏ co thắt lại, cũng gây tích luỹ khí thải CO2 làm tăng áp lực trong động mạch phổi. Nếu ta cắt cơn được ngay, tất cả sẽ trở lại bình thường. Tiếc thay một số bệnh nhân không biết cách hoặc không có thuốc cắt cơn, để co thắt phế quản kéo dài. Nếu cứ như vậy nhiều lần, tâm thất phải bị suy, cũng là tim phổi mạn.
3. Các bệnh giãn phế nang (còn gọi là giãn phổi), nhiễm bụi phổi, lao xơ chiếm những vùng rộng của phổi, dày màng phổi... đều có thể gây suy tim, nhưng ít hơn.
Điều trị những trường hợp suy tim do bệnh phổi, cần phải chữa bệnh phổi trước tiên: chống nhiễm trùng, cắt cơn co thắt phế quản, tập thở khí công...
4. Những trường hợp lồng ngực bị biến dạng nhiều
Do cột sống bị cong, gù, vẹo, hoặc mổ phổi xong bị xẹp ngực. Những biến dạng đó làm trở ngại cho hoạt động của phổi, cũng có thể đưa đến suy tim.
Điều trị suy tim ở đây, trước tiên phải “phẫu thuật chỉnh hình” lồng ngực.

Bệnh đau tim và cách phòng chống

Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim.
Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.
1.  Đau thắt ngực
Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.
Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.
2. Khó thở
Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.
Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.
3. Mệt mỏi
Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.
Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.
4. Ho
Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.
5. Phù
Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.
Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.
Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.
Minh Thúy.CHITI
Theo Giadinh.net

Người tận tụy với nganh y dược

Ông sinh ngày 27/2/1925, một ngày rất có ý nghĩa với ông vì có sự trùng hợp kỳ lạ: đúng 30 năm sau, ngày 27/2/1955, Bác Hồ gửi thư cho cán bộ y tế rồi được Nhà nước lấy làm ngày Thầy thuốc Việt Nam để kỷ niệm hàng năm. Ðó là Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Duy Cương - nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.
Ông học dược từ đầu năm 1944. Hòa vào khí thế sục sôi trong cả nước, ông đã xếp bút nghiên, cầm gậy tầm vông cùng các bạn sinh viên nhiệt tình tham gia Cách mạng Tháng 8, lật đổ cường quyền rồi gia nhập đoàn quân vào chiến khu Đồng Tháp Mười chống Pháp. Tuy mới là sinh viên Dược năm thứ 2, tập tọe bước vào nghề mà năm 1947 ông đã “lớn mật” thành lập phòng bào chế thuốc đầu tiên ở Nam Bộ. Ngay từ những ngày đầu đầy khó khăn, ông đã được thầy dạy thực hành là tiến sĩ dược khoa Nguyễn Huy và dược sĩ hạng nhất Phạm Thị Yên (lúc đó chưa có Trường đại học Dược) dạy về đạo đức, nghĩa vụ của người dược sĩ và cách quản lý thuốc men, phát triển cây, con thuốc.
Năm 1948, ông gặp BS. Phạm Ngọc Thạch ở Bangkok, Thái Lan cũng được căn dặn phải quan tâm đến “cây con thuốc vì đó là hướng đi độc đáo của ta”. Suốt 9 năm chống Pháp, được sự chỉ đạo của BS. Nguyễn Văn Hưởng - Giám đốc Sở Y tế quân dân y Nam Bộ, với cương vị Phó phòng Dược khoa, ông cùng TS. Bùi Quang Tùng (Trưởng phòng) và Phó phòng Nguyễn Kim Phát tổ chức sản xuất và quản lý thuốc trong điều kiện thiếu thốn, đầy khó khăn gian khổ của chiến trường Nam Bộ lúc đó. Sau khi tập kết ra Bắc, ông và 2 đồng môn Phạm Văn Sở, Nguyễn Kim Phát được Bộ Y tế cho phép thi đặc cách lấy bằng Dược sĩ hạng nhất (lúc đó chưa có bằng Đại học Dược). Cũng từ đó, ông chuyên tâm đi sâu vào việc quản lý công tác dược và quản lý ngành dược.
Từ năm 1960 - 1969, ông được phân công phụ trách Vụ Kế hoạch, Bộ Y tế. Thời gian này, ông đã sát cánh cùng các dược sĩ Đỗ Hữu Thế, Nguyễn Văn Triển, Trần Văn Luân, Lê Quang Hợp điều hành toàn bộ kế hoạch về dược và vật tư của Bộ. Năm 1966, ông được sang Liên Xô 3 tháng nghiên cứu xây dựng kế hoạch y tế và dược phẩm. Nhờ những kiến thức đó, ông được phân công giảng dạy các phần kế hoạch, thống kê ở hai trường Đại học Y và Đại học Dược Hà Nội.
Đầu năm 1970, được Trung ương cử vào miền Nam, đến nơi, ông được Khu ủy Sài Gòn - Gia Định giao nhiệm vụ hoạt động “trí vận” trong nội thành. Với tư cách Phó ban Mặt trận trí vận khu Sài Gòn - Gia Định, ông vận động và tập hợp đội ngũ trí thức trong nội thành Sài Gòn đi theo cách mạng và cuối năm 1974, ông thành lập Hội Trí thức yêu nước, tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật TP.HCM ngày nay. Ngoài việc vận động trí thức, ông dành thời gian nghiên cứu, tổ chức và hoạt động 2 ngành y - dược của Mỹ và của chế độ Sài Gòn; tiếp xúc với nhiều bác sĩ, dược sĩ của chế độ cũ nên khi thành phố được giải phóng, ông đã cung cấp nhiều tư liệu quý cho lãnh đạo giúp cho việc tiếp quản ngành được thuận lợi.
Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông được cử làm Tổng Thư ký UBNDCM thành phố Sài Gòn - Gia Định kiêm Cục trưởng Cục Quản lý dược. Ông đã cùng BS. Võ Cương (Mười Năng), Phó ban Dân y miền Nam chỉ đạo trực tiếp việc tiếp thu các cơ sở dược của chế độ cũ. Năm 1976, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế. Chấp hành quyết định này nhưng muốn giữ ông lại TP.HCM, đồng chí Võ Văn Kiệt - Chủ tịch UBND thành phố lúc bấy giờ đã cho ông chuyển sang kiêm nhiệm chức Giám đốc Sở Y tế thành phố. Ông trở thành người đầu tiên là dược sĩ làm Giám đốc Sở Y tế - điều mới lạ chưa hề có tiền lệ. Với kinh nghiệm phong phú trong công tác quản lý nên trong thời gian làm Giám đốc Sở Y tế, ông đã làm được nhiều việc như: Đề nghị được Thành ủy và Bí thư Võ Văn Kiệt cho phép nhận tất cả bác sĩ, dược sĩ của chính quyền cũ đang còn tập trung học tập được lần lượt trở về để Sở Y tế giao công việc. Ông đã cùng với ông Dương Đình Thảo - Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin và Ban Tổ chức thành ủy đề nghị và được thành phố chấp thuận hỗ trợ hằng tháng thêm một số tiền cho trí thức khó khăn, giúp họ yên tâm công tác.
Ông đề nghị và được UBND thành phố cho phép thành lập Hội Y Dược học thành phố (1979) nhằm tập hợp và đoàn kết trí thức y - dược thuộc mọi nguồn (quân - dân, mới - cũ, trong - ngoài Đảng) về thành phố, nhanh chóng sắp xếp lại tổ chức và bố trí công tác cho dược sĩ, xóa bỏ “chợ trời” về dược; cho thành lập nhà thuốc hợp tác giữa phường và tư nhân; cho phép các bác sĩ lớn tuổi ở lại được mở phòng mạch tư, giải quyết được tình trạng quá tải của các bệnh viện trong thành phố.

Mặt khác, ông cho đẩy mạnh việc sản xuất thuốc men đi đôi với phát động phong trào trồng cây thuốc ở các cơ sở y tế; thành lập và phát triển trạm dược liệu; sản xuất một số thành phẩm từ dược liệu... góp phần làm hạ “cơn sốt” thiếu thuốc. Ông còn đề nghị và được UBND thành phố và Cục Hải quan đồng ý cho thân nhân được nhận thuốc men và quà của kiều bào nước ngoài, nhất là ở Pháp gửi về giúp gia đình vừa có thuốc dùng vừa tăng thu nhập, đỡ khó khăn.
Năm 1981, ông thôi chức Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, ra Hà Nội làm Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế. Tháng 6/1982, BS. Vũ Văn Cẩn mất, BS. Đặng Hồi Xuân lên thay. Để đảm bảo thực hiện xuyên suốt chiến lược xây dựng một ngành dược độc lập và tự chủ, Bộ trưởng Đặng Hồi Xuân đã đề cử ông kiêm nhiệm chức Tổng Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam. Ông đã hòa mình với tập thể mới, phấn đấu không mệt mỏi, vượt mọi khó khăn, gắn bó với anh chị em trong ngót 10 năm. Nhờ đó đã thực hiện được một số chuyển hướng như: phát triển nguồn dược liệu, chủ yếu là cây thuốc. Đây là một hướng cực kỳ quan trọng được Bộ Y tế đề ra. Vì vậy, đã có 2 xí nghiệp và 2 công ty chuyên doanh ra đời đảm trách nhiệm vụ này. Hướng thứ hai quan trọng không kém là từ nhiều năm trước, mọi việc xuất nhập dược phẩm đều do Bộ Ngoại thương đảm nhận thông qua Công ty Khoáng sản nên Bộ Y tế thường bị động. Ông đã kiên trì thảo luận, thuyết phục và kiến nghị, cuối cùng được phép của Chính phủ chuyển toàn bộ công tác xuất nhập thuốc về Bộ Y tế.
Từ khi có đường lối đổi mới, dựa trên cơ sở hoàn cảnh cụ thể của nước ta, ông đã đề ra 4 điểm về ngành dược và đã được sự đồng tình, cho phép từng bước chỉ đạo của Bộ trưởng:
1. Cho phép các dược sĩ mở nhà thuốc tư;
2. Thành lập các công ty cổ phần;
3. Thành lập các công ty TNHH;
4. Cho ngành dược được thành lập Hội hành nghề.
Để tóm tắt cuộc đời hoạt động cách mạng từ tháng 8/1945 đến lúc nghỉ hưu (năm 1991), ông có đôi lời bộc bạch như sau: Sau khi nghỉ hưu, tôi còn đau đáu một điều: BS. Phạm Ngọc Thạch, vị Bộ trưởng Y tế đầu tiên của nước ta, người thầy của chúng tôi về lý luận y và dược, đã từng nói: “Theo con đường dược liệu, nước ta có cơ hội đóng góp nhiều vị thuốc độc đáo cho thế giới và có chỗ đứng vẻ vang. Nhưng điều cơ bản là phải biết quản lý và chỉ đạo”. Còn BS. Nguyễn Văn Hưởng cũng là Bộ trưởng Bộ Y tế, một trong những nhà tổ chức tài năng của ngành đã từng trình bày nguyện vọng thiết tha của mình về việc xây dựng một nền y dược học độc lập và tự chủ. Tiếp thu những tư tưởng chỉ đạo hết sức sáng suốt và đúng đắn đó, tôi đã suốt đời tận tụy hoạt động cho ngành y dược Việt Nam bằng cách thể hiện sao cho đúng với y đức và hợp với hoàn cảnh nước ta.
Một việc làm nữa của ông sau khi nghỉ hưu cũng vô cùng có ý nghĩa là: Xuất bản tạp chí Thuốc&Sức khỏe. Ngoài ra, năm 2002, Viện Hàn lâm Quốc gia Dược học của Pháp bầu ông làm Viện sĩ.
Hiện nay, bước vào tuổi 86, ông vẫn còn đảm đương hai nhiệm vụ rất quan trọng là: Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam và Tổng Biên tập bán nguyệt san Thuốc&Sức khỏe.
Do có những thành tích đặc biệt xuất sắc đối với ngành y dược Việt Nam nên ông đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới theo Quyết định số 1061/2006/QĐ-CTN. Đó là thành quả thật xứng đáng với nỗ lực lao động kiên trì và không mệt mỏi trong suốt cuộc đời cống hiến của ông!  
Tạ Lưu (SKĐS)